CHIẾN LƯỢC ĐÁNH BẠI KẺ THÙ TỪNG PHẦN

Sách hay

CHIẾN LƯỢC CHIA RẼ VÀ CHINH PHỤC

Khi nhìn vào kẻ thù, bạn đừng để bị đe dọa bởi vẻ ngoài của họ.

Chiến  lược  đánh  bại  kẻ  thù từng  phần  được  áp dụng  khá linh hoạt

Thay vì thế, hãy nhìn vào từng bộ phận đã tạo nên tổng thể. Bằng cách tách rời những bộ phận, gieo mối bất đồng và chia rẽ từ bên trong, bạn có thể khiến cho ngay cả một kẻ thù ghê gớm nhất cũng phải yếu đi và bị tiêu diệt.

Trong việc sắp đặt tấn công, hãy hoạt động bên trong tâm trí của họ để tạo nên mối xung đột nội bộ.

Tìm kiếm những mối nối và đường dây liên kết, những thứ nối liền mọi người trong một nhóm hoặc nối liền một nhóm với một nhóm khác. Chia rẽ là yếu đi, và những mối nối là phần yếu nhất trong bất kì cấu trúc nào.

Khi đối mặt với những khó khăn hoặc kẻ thù, hãy biến những vấn đề lớn thành những bộ phận nhỏ, có thể[khắc phục hoặc] đánh bại một cách hiển nhiên.

Tuy nhiên, có nhiều lần quân Pháp chạm trán không chỉ một mà hai hoặc cả một chuỗi lực lượng địch quân trong phạm vi khoảng cách cho phép các lực lượng này hỗ trợ lẫn nhau.

Đối mặt với một tình thế khó khăn như thế, Napoleon thường vận dụng một hệ thống thứ hai trong hành binh –“chiến lược vị trí trung tâm”. Rất thường dưới những hoàn cảnh này quân Pháp thường thấy mình đang hoạt động ở một thế bất lợi về quân số chống lại sức mạnh tổng hợp của các đối thủ của họ, nhưng có thể tạo được một quân số lớn hơn để chống lại bất kì bộ phận nào trong lực lượng địch quân. Hệ thống đã được thiết kế để khai thác yếu tố thứ hai này đến mức tối đa.

“Nghệ thuật cầm binh bao gồm, khi thật sự ít quân số hơn địch(trên tổng thể) lại thắng thế nó trên chiến địa”. Nói vắn tắt Napoleon đặt ra cho mình công việc cô lập một bộ phận của lực lượng của địch quân, tập trung một lực lượng mạnh hơn để đảm bảo đánh lại hoặc tiêu diệt nó nếu có thể, rồi quay sang với toàn lực tấn công vào lực lượng địch thứ hai; nghĩa là, thay vì một đòn quyết định đơn lẻ, ông hoạch định một loạt các đòn tấn công nhỏ hơn chống lại những lực lượng địch quân rải rác và tìm cách tiêu diệt chúng từng phần. Làm thế nào để thực hiện điều này?

Một lần nữa, sự nối tiếp của các cuộc tấn công theo kiểu Napoleon hé lộ ra công thức. Trước hết, nhà vua sẽ tích lũy thông tin càng nhiều càng tốt về các lực lượng đang đối đầu với mình từcác tờ báo thu được, quân địch đào ngũ, và đặc biệt nhất là từ những dấu hiệu do trinh sát kỵ binh của mình mang về. Từ những dữ liệu như vậy, ông sẽ cẩn thận sắp đặt các bố trí đội hình đã biết của kẻ thù lên bản đồ và chọn một địa điểm nơi các ranh giới của lực lượng tương ứng đồng quy. Đây là “bản lề” hoặc “mối nối” của các bố trí chiến lược của kẻ thù, và

là điểm dễ bị tổn thương để tấn công. Điểm đó sẽ được Napoleon chọn để thực hiện một cuộc tấn công chớp nhoáng đầu tiên, thường là chỉ một phần lực. Được che chở bởi kỵ binh, quân Pháp thường thực hiện một cuộc tấn công tập trung và ập xuống như sấm sét trên những đoàn quân nhỏ bảo vệ điểm trung tâm này.

Lúc nào cũng vậy, cuộc công kích mở màn này sẽ thành công. Ngay khi quân Napoleon tập trung quân đội của mình tại điểm vừa chiếm được này, ông đã làm chủ được “vị trí trung tâm” – nghĩa là, ông đã chèn một cách thành công quân đội tập trung của mình giữa các lực lượng địch quân, đang lảo đảo lui lại dưới tác động của đòn tấn công bất ngờ theo kiểu đó và làm tăng thêm khoảng cách giữa các lực lượng tương ứng.

Điều này có nghĩa là chắc chắn kẻ địch sẽ hoạt động trên “những tuyến ngoại biên” (chẳng hạn, có những khoảng cách hành quân xa hơn từ một bên sườn này sang bên sườn kia) trong khi quân Pháp đã được bố trí tốt hơn có khoảng cách ngắn hơn để tiếp cận bất kì lực lượng địch quân nào.

Những chiến dịch của Napoleon, Davic G. Chandler, 1996