Muốn nhớ lâu nhớ sâu, không thể thiếu 4 phương pháp này – Sách Exam Brain Science

Review

Muốn nhớ lâu nhớ sâu, không thể thiếu 4 phương pháp này – Sách Exam Brain Science

Bạn có khi nào phát bực vì chính bạn hay con cái, hoặc học trò của mình cứ học trước quên sau không? Tại sao nhiều người trong chúng ta không thể nhớ lâu những

Muốn nhớ lâu nhớ sâu, không thể thiếu 4 phương pháp này – Sách Exam Brain Science

Bạn có khi nào phát bực vì chính bạn hay con cái, hoặc học trò của mình cứ học trước quên sau không? Tại sao nhiều người trong chúng ta không thể nhớ lâu những kiến thức đã học Đọc xong cuốn sách, một thời gian sau lại như trắng trơn. Tại sao chúng ta lại hay quên như vậy? Đây không phải sự phiền não của một mình bạn đâu Bởi vì thiên hướng chung của não là “Quên” Đúng vậy, não bộ không muốn nhớ lâu tất cả mọi thứ Vậy làm cách nào để có thể rèn luyện não bộ nghe lời mình? Đáp án sẽ nằm trong nội dung cuốn sách, tạm dịch là “Exam Brain Science” Của tiến sĩ khoa học não bộ Giáo sư trường Đại học Tokyo Nhật Bản Yuji Ikegaya.

Ông được mệnh danh là “Tiến sĩ Hồi hải mã ” Bởi vì ông chuyên nghiên cứu về hồi hải mã trong não bộ Thông qua cuốn sách ông viết rất nhẹ nhàng và có phần dí dỏm này Sẽ giúp cho húng ta hiểu được cấu tạo trong bộ não bộ Nếu bạn muốn nhớ lâu phải nắm được quy luật trong đó Học tùy ý theo cảm hứng là rất có thể muôn đời không thể thoát được căn bệnh “học trước quên sau” đâu. Vậy trong video hôm nay, Readervn xin thông qua nội dung cuốn sách này Chỉ tới bạn 4 phương pháp để nhớ lâu, nhớ hoài, nhớ mãi nhé! Nhưng, trước khi vào video mới hôm nay, thì cũng cho mình gửi lời xin lỗi đến tất cả các bạn Vì đã không kịp thời video mới được.

Gần đây kênh của mình đang gặp một số trục trặc ngoài ý muốn. Youtube cho rằng kênh Readervn có “Nội dung trùng lặp”. Họ cho rằng các nội dung video giống hệt nhau, mình đang sản xuất hàng loạt. Mình dùng giọng đọc người máy nhân tạo và không đem lại nhiều giá trị cho người xem. Mình rất buồn vì quyết định này. Bây giờ Youtube đang bắt mình phải xóa video. Mình cũng rất bất lực bởi vì mình chưa biết phải xóa video nào nữa. Vì thực sự không có video trùng lặp với video nào cả. Và rất nhiều cuốn sách mình làm tóm tắt hay giải thích đều chưa xuất bản ở Việt Nam. Thì cũng không biết cái đánh giá này của Youtube là căn cứ vào đâu nữa. Nhưng trước mắt mình vẫn sẽ cố gắng chia sẻ đến cùng. Cố gắng hết sức có thể để đưa những nội dung cuốn sách hay và ý nghĩa mà mình đã đọc tới tất cả các bạn. Hy vọng, sẽ có cách để Youtube xem xét lại quyết định này.

Rồi bây giờ thì hãy cùng bắt đầu nội dung cuốn sách ngày hôm nay nhé Đầu tiên, vượt qua người gác cổng nghiêm khắc “Hồi hải mã” Chắc chắn bạn sẽ thắc mắc hồi hải mã là gì? Tiến sĩ Yuji Ikegaya chuyên gia nghiên cứu về hồi mã học chỉ cho chúng ta thấy rằng Nếu bạn muốn nhớ lâu thì cần phải hiểu về chức năng của hồi hải mã trong não bộ Não của chúng ta được chia làm 2 phần, để dễ liên tưởng bạn có thể nghĩ tới chiếc máy tính Máy tính có bộ xử lý trung ương và ổ cứng, bộ xử lý trung ương sẽ phụ trách các xử lý tạm thời Còn những thứ chúng ta muốn lưu giữ lâu dài đều được đưa vào trong ổ cứng, hay còn gọi là lưu trữ vào bộ nhớ.

Vậy thường ngày những thông tin mà chúng ta tiếp nhận từ thế giới bên ngoài. Ví dụ những thứ chúng ta nhìn thấy, những thứ chúng ta nghe đến, nói về, sờ vào hay cảm nhận được. Tất cả những thứ này đầu tiên đều nằm ở bộ xử lý tạm thời. Cuối cùng mới được lưu trữ vào khu trí nhớ dài hạn. Khu vực này giống như ổ cứng của máy tính vậy. Nó cũng chính là vỏ não.. Nhưng để đi từ khu xử lý tạm thời đến khu trí nhớ dài hạn ở vỏ não. Bạn phải vượt qua một người gác cổng, đó chính là Hồi hải mã. Hồi hải mã phụ trách sàng lọc tất cả các thông tin. Nó sẽ xét xem thông tin nào đáng để lưu trữ dài hạn, thông tin nào không đáng thì sẽ vứt sang một bên, quên đi là xong. Vậy hồi hải mã dựa vào đâu để quyết định lựa chọn cái nào cần nhớ lâu? . Bạn cần biết rằng, người gác cổng hồi hải mã của chúng ta rất nghiêm khắc. Sự nghiêm khắc này bắt nguồn từ thời nguyên thủy tới nay rồi.

Bởi vì sự phán đoán của Hồi hải mã giúp con người chúng ta có thể tiếp tục tồn tại tốt hơn. Nó sẽ phán đoán thông tin thu nhận nào liên quan tới sự nguy hiểm đến cuộc sống, liên quan tới đau đớn, sinh tử sống còn. Thì sẽ được đưa vào khu trí nhớ dài hạn. Vì thế, một đứa trẻ không may sờ tay vào ấm nước đang sôi, nó sẽ nhớ mãi dù không cần người lớn dạy. Lần sau nó sẽ tránh xa những gì giống giống hoặc đem lại cảm giác bỏng tay như ấm nước nóng mang lại. Bởi vì những thông tin nó nhận được khi sờ vào ấm nước sôi, liên quan đến sự đau đớn và sống còn.. Vậy bây giờ những thứ tôi muốn học, ví dụ đọc một cuốn sách, học ngoại ngữ, kỹ năng mới. Nó cũng quan trọng nhưng đâu có đến mức liên quan đến sinh tử sống còn. Phải làm sao để hồi hải mã mở cổng cho những điều này vào trong khu trí nhớ dài hạn đây?. Cách duy nhất, đó là bạn phải “đánh lừa” hồi hải mã.

Bạn phải ngụy trang biến những thứ bạn muốn nhớ thành những thông tin liên quan đến sinh tử sống còn. Bạn phải liên tục thăm dò hồi hải mãi, cho đến một ngày hồi hải mã đưa ra quyết định sai lầm. Mở cổng cho những thông tin bạn học vào trong bộ nhớ dài hạn. Vậy “đánh lừa” hồi hải mã bằng cách nào đây?. Cách thứ nhất, đó là dùng đòn “mưa dầm thấm lâu”. . Hãy thử tưởng tượng, bạn đang đứng trước người gác cổng nghiêm khắc hồi hải mã. Bạn gửi đến hồi hải mã một thông tin cần ghi nhớ. Lần thứ nhất hồi hải mã lắc đầu không mở cửa cho những thông tin này vào trí nhớ sâu. Lần thứ hai vẫn không, lần thứ 3 vẫn say no. Tuy nhiên, bạn vẫn cố gắng nạp thông tin này thêm lần nữa, lại lần nữa. . Cuối cùng hồi hải mã sẽ phải thắc mắc, sao cái thông tin này đến nhiều như thế. Phải chăng nó liên quan đến sự sống còn?. Thế là hồi hải mã sẽ bị mơ hồ, không rõ ràng và cuối cùng sẽ cho thông tin này vào trong bộ nhớ sâu.

Đúng vậy, cách đầu tiên để “đánh lừa” hồi hải mã, giúp chúng ta có thể nhớ lâu kiến thức Chính là dùng đòn “mưa dần thấm lâu” với hồi hải mã. Tức là chúng ta phải ôn lại lặp lại. Ở đây có một kiến thức mà chúng ta cần phải biết Đó là về đường lãng quên EBBINGHAUS Chúng ta sẽ quên đi một tỷ lệ phần trăm nhất định những gì chúng ta học sau 1 giờ, 24 giờ và 48 giờ Cụ thể, ví dụ ban đầu chúng ta vốn học được 10 từ vựng Sau 4 giờ chúng ta sẽ một quên béng luôn khoảng 1 nửa, chỉ còn nhớ 5 từ, sau 1 ngày chỉ còn nhớ 3 từ và sau 48 giờ chỉ còn nhớ 2 từ. Vậy khi trí nhớ rơi vào trạng thái quên dần, thì chúng ta nên phải làm gì? Không còn cách nào khác là phải ôn lại, ôn lại mới có thể làm giảm tốc độ quên của chúng ta.

Trong học tập, việc ôn lại là vô cùng quan trọng, bởi vì nếu không ôn lại thì sẽ như là không có “trí nhớ” vậy.. Tuy nhiên, việc ôn lại cũng cần phải có tiết tấu, nếu không việc ôn bài sẽ rất tốn sức và không có hiệu quả.. Tác giả dựa vào tính chất của hồi hãi mã, đã tổng hợp cho chúng ta 1 tiết tấu để ôn lại. Mình đã thử nghiệm và thấy rất rất hiệu quả.. Lần ôn lại đầu tiên sẽ vào ngày thứ 2 sau khi học và ghi nhớ.. Lần ôn lại thứ 2 không phải sau 2 ngày khi học, mà là sau 1 tuần từ lần ôn thứ 1.. Lần ôn lại thứ 3 là sau 2 tuần từ lần ôn thứ 2. Và lần ôn thứ 4 là sau 1 tháng từ lần ôn thứ 3. . Lúc này, với các bạn học cấp 3 chắc cũng đã đến lúc thi giữa kỳ rồi nhỉ. . Thông qua 4 lần ôn tập bạn sẽ thấy khả năng nhớ của mình đã tăng vượt bậc như thế nào. Chúng ta dường như có thể nhớ được toàn bộ những gì đã học, chỉ cần nắm được tiết tấu ôn tập và chịu khó ôn lại.

Đây là cách nhiều học sinh giỏi đạt được điểm cao đã sử dụng. Có thể nhiều người sẽ nói, tôi không cần ôn bài như vậy Đến gần tuần thi tôi sẽ tập trung cày ngày đêm vẫn được điểm cao thôi. Đúng vậy, tác giả đã làm một cuộc kiểm nghiệm Và thấy cách học ôn bài theo kiểu phân tán thời gian một cách lặp lại và ôn bài theo kiểu “đột kích” tức là trước ngày thi mới ôn Đều đem lại kết quả tương đương nhau. Nhưng sau 1 tuần thì những người ôn bài theo kiểu “đột kích” sẽ quên đi dường như sạch sẽ, chữ thầy trả thầy Bởi vì khi lượng thông tin đột ngột dâng lên, thì tốc độ quên đi của não sẽ càng nhanh hơn. Còn những người mà ôn bài theo kiểu lặp lại theo “phân tán” thời gian sẽ nhớ rất vững và lâu.

Bởi vì trước đó họ đã thông qua 4 lần ôn tập Các kiến thức đã được hồi hải mã chấp nhận như một thông tin liên quan đến sống còn, nên chúng đã được đi vào “ổ cứng” trong não. Thử hỏi, 1 học kỳ của đời học sinh, sinh viên có mấy lần thi Nếu cả 68 lần thi, chúng ta cứ thi xong là quên gần như hoàn toàn, vậy rốt cuộc kiến thức còn đọng lại thực sự là gì? Chúng ta học là để chống đối thi cử, hay học là để có thể sử dụng được kiến thức về lâu về dài. Đây là điều mà nhiều bạn học sinh sinh viên trong chúng ta cần suy ngẫm Ngoài ra, tác giả cũng khuyên chúng ta Nếu muốn học 1 kiến thức mới nào đó, chỉ nên chọn 1 cuốn sách tham khảo trước thôi.

Học và ôn đi ôn lại cho đến khi nắm được kiến thức từ cuốn sách đó. . Chứ không nên học nhiều cuốn sách tham khảo cùng 1 lúc. Bởi như thế sẽ khiến mỗi lần học ôn đều như nạp một kiến thức mới, rất khó để hình thành trí nhớ dài hạn. . Trước khi tìm hiểu những phương pháp khác để đánh lừa hồi hải mã . Thì chúng ta cần tìm hiểu một thứ ngoài hồi hải mã ra, mà cũng vô cùng quan trọng. Một thứ mà được sản sinh trong não bộ, đó chính là LTP.. LTP là gì? có nghĩa là kích thích dài hạn”, hay còn gọi là điện thế hóa dài hạn. . Các nhà khoa học phát hiện ra khi trong não có càng nhiều LTP thì việc nhớ lâu càng có hiệu quả hơn. . Nhiều người thường nói, chúng ta đều có 1 bộ não giống nhau, không ai dốt hơn ai. Đó chính xác phải nói là dung lượng trong não chúng ta gần giống nhau. . Nhưng sự thực bạn sẽ thấy có nhiều người nhớ siêu nhanh, siêu lâu, dung lượng não của họ giống ta đấy thôi..

Tại sao vậy? Đó là vì lượng LTP trong não họ được sản sinh nhiều hơn chúng ta. Trước kia các nhà tâm lý học làm 1 thí nghiệm kích thích 1 dòng điện siêu nhỏ vào hồi hải mã Thì mỗi lần kích, là một lần LTP tăng lên. Nhưng nếu người bình thường như chúng ta không có cách kích thích hồi hải mã như vậy Cũng không thường xuyên ôn lại và lặp lại kiến thức cần nhớ để đánh lừa hồi hải mã, thì phải làm thế nào để tăng LTP? Bạn thử ngẫm nghĩ mà xem, thực chất có rất nhiều người chỉ cần học qua 1 lần là nhớ. Tác giả chỉ ra, chúng ta chỉ biết rằng não có sóng alpha và beta; nhưng chúng ta không biết não còn có sóng theta.

Khi lòng hiếu kỳ trong chúng ta xuất hiện, sóng theta sẽ xuất hiện Lúc này LTP sẽ được sản sinh ngay cả khi hồi hải mã không bị kích thích. Khi bạn có lòng hiếu kỳ với thứ gì đó, bạn sẽ thích thú, quan tâm tới nó. Giống như Leonardo da Vinci ở độ tuổi 60, 70 Ông vẫn đang nghiên cứu chiếc lưỡi của con chim gõ kiến xem nó có hình dạng gì, và suốt ngày đắm mình khám phá thiên nhiên Người như vậy sẽ có trí nhớ đặc biệt tốt. Lý do là gì? Là vì ông ấy không gượng ép, không đau khổ, ông ấy rất tò mò muốn tìm hiểu thế giới này. Và cũng như thể một đứa trẻ lên 3, nó đem lòng hiếu kỳ với cái thế giới toàn những thứ mới mẻ, Mà lần đầu chúng được nhìn thấy, được đắm chìm vào. Nên về cơ bản, không cần lặp đi lặp lại điều gì đó với 1 đứa trẻ, một lần chúng nghe chúng thấy là chúng sẽ nhớ được. Sự hiếu kỳ thực sự cực kỳ quan trọng, hãy giữ thái độ hiếu kỳ với cuộc sống này như 1 đứa trẻ.

Giống như, Leonardo da Vinci đã từng nói một câu nổi tiếng thế này “Cũng như việc ăn uống không ngon miệng sẽ làm hại cho sức khỏe của bạn, và nếu bạn không có hứng thú học tập, nó sẽ làm hỏng trí nhớ của bạn.” Nhà triết học Rousseau cũng đã từng nói “Một người càng có nhiều kiến thức thì sự hiếu kỳ của anh ta càng mạnh mẽ” Sự hiếu kỳ và trí nhớ có mối quan hệ bổ sung cho nhau. Một mặt, khi lòng hiếu kỳ tăng lên, bạn sẽ nhớ nhiều hơn, lâu hơn. Mặt khác, khi càng có nhiều kiến thức trong đầu thì bạn sẽ càng nảy sinh ra nhiều sự hiếu kỳ hơn. Vì thế tác giả có khuyên chúng ta, đặc biệt các bạn học sinh cấp 3 Thời đi học xin hãy thận trọng với câu “Ôi! Chán thế” Bạn sẽ thấy trong mấy truyện Manga của Nhật Mấy bạn học sinh hay nói kiểu câu này lắm Nhưng phải đi đâu xa, chính các bạn học sinh, sinh viên Việt của chúng ta cũng thường xuyên than chán với 1 số môn học nào đó.

Có thể vì là giáo trình không hay, hay giáo viên dạy dở. Bạn sẽ có nhiều lý do để kháng cự môn học đấy. Hồi đi học, mình cũng thế, mỗi lần đến môn Sử hay môn về chính trị, mình đều kêu chán Mỗi lần kêu chán là mình sinh ra đủ các hành động chống đối, ngồi trên lớp gật gù mất tập trung, học chỉ để cố cho qua môn không phải thi lại Nhưng đến giờ ngẫm nghĩ lại, thì mình thấy mình đã quá uống phí thời gian được học những kiến thức đó. Bây giờ muốn tìm hiểu nghiên cứu thì cũng chẳng có nhiều thời gian nữa. Bạn có biết không, khi đứng trước một môn học, nếu tâm lý mình khác thì mình sẽ có cách đối xử khác và hành động cũng khác đi.

Chỉ cần không nói “chán”, và từ từ đem lòng tò mò muốn tìm hiểu kiến thức Kể cả khi mình không thích giáo viên đứng lớp, mình ghét kiểu bố trí bài học của nhà trường hay gì đi nữa Bạn vẫn sẽ thấy nếu bạn tiếp nhận môn học đó bằng lòng hiếu kỳ thì bản thân sẽ nhận về nhiều hơn, không chỉ là được điểm cao. Chúng ta đừng học vì thành tích, mà hãy học vì mục tiêu phát triển bản thân của mình. Những kiến thức lịch sử khô khan, những nội dung đường lối chính trị xa vời vợi, hay những bài thơ cổ khó nhớ Tuy sau này không liên quan nhiều đến công việc của chúng ta, nhưng nó sẽ giúp chúng ta có một thế giới quan toàn diện và sâu sắc hơn.

Mọi kiến thức đều có giá trị của nó K hi tích lũy nhiều hơn, rộng hơn, toàn diện hơn, tư duy của bạn sẽ ở một tầm vóc cao hơn. Nên chính vì thế khi có cơ hội và thời gian được học hỏi kiến thức, hãy trân trọng nó Hãy đem lòng hiếu kỳ để đối đáp nó. Bạn sẽ nhớ lâu và nhớ sâu hơn, và những kiến thức trên ghế nhà trường luôn phát huy tác dụng to lớn không tưởng trong đời bạn. Phương pháp thứ 3 có thể giúp tăng cường trí nhớ nữa là: Phương pháp Trí nhớ Sư tử. Sư tử và con người đều là động vật có vú Khi nào động vật có vú sẽ điều động khu vực trí nhớ sâu và khi nào chúng có khả năng học tập mạnh nhất? Đó là khi chúng phải làm một việc gì đó liên quan đến ăn uống và sinh tồn. Chúng ta cần học theo 3 đặc tính sau của một con sử tử, nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tăng cường trí nhớ.

1. Khi con sử tử ĐÓI, bộ não của nó trở nên đặc biệt nhanh nhạy. Vì nó cần nhận biết cái gì ăn được, cái gì không nên ăn.. Điều này cũng đúng với con người, khi chúng ta đói, các hormone do đói sản sinh ra sẽ kích thích vùng hồi hải mã sản xuất LTP. Nó giống như việc khi chúng ta dùng điện để kích thích vùng này vậy.. Vì vậy thời điểm lý tưởng để chúng ta học thuộc cái gì đó là trước bữa ăn. . Nhiều người hay làm ngược lại, ngay chính chúng ta hoặc con em mình đều vậy. tan làm, tan học về là nghỉ ngơi trước, chơi trước đã, xem TV, ăn tối rồi mới học.. Thực tế thì lúc đói mới là lúc trí nhớ hoạt động mạnh nhất, nên hãy học thuộc từ vựng tiếng Anh, một bài thơ, một nội dung về lịch sử, địa lý. Trước khi ăn tối, thời gian học thuộc này rất hiệu quả đấy. . Vậy khi nào thì chơi? Hợp lý nhất là sau khi ăn no.

Bởi khi no, máu sẽ dồn về dạ dày và hệ tiêu hóa. Nếu bắt trẻ học thuộc vào lúc này thì chúng sẽ không nhớ được, rất mệt mỏi và có khả năng bị đau dạ dày. . Hãy để trẻ nghỉ ngơi một lúc, xem TV, chơi game hoặc đọc sách.. Thứ 2 là khi con sư tử đi dạo. Sư tử hay đi đi lại lại để săn mồi.. Khi mình còn du học ở Thượng Hải. Mình vẫn tò mò sao nhiều sinh viên ở đây hay ra các khuôn viên trong trường vào sáng sớm tinh mơ. Cầm cuốn sách trên tay, đi đi lại lại, và đọc lớn tiếng hoặc lẩm nhẩm để học thuộc. Đến khi đọc cuốn sách này, thì mình mới ngỡ ra đây lại là cách để tăng cường trí nhớ rất hiệu quả. . Tác giả cũng có khuyên chúng ta, ngay cả khi bạn ngồi lắc lư trên tàu điện ngầm hay xe buýt. Thì đó cũng là giờ khắc lý tưởng để bạn học thuộc thứ gì đó. . Bởi vì trạng thái lắc lư giống như con sư tư đang đi “kiếm ăn” vậy..

Đặc tính cuối cùng giống sư tử, đó chính là LẠNH. Khi thời tiết lạnh là giống như phát ra cảnh báo nguy hiểm đến sinh tồn. Cảm giác hơi lạnh sẽ giúp kích thích não bộ ghi nhớ nhiều hơn. Vì vậy khi học, chúng ta không nên để phòng quá ấm áp, bật điều hòa, mở quạt sưởi. Chúng ta hay trẻ ngồi học một lúc là sẽ muốn lăn ra ngủ. . Phương pháp cuối cùng để đánh lừa hồi hải mã rất thú vị, đó là kích hoạt hạch hạnh nhân, bạn sẽ dễ nhớ lâu vf nhớ rất sâu. Hạch hạnh nhân là bộ phận trong não, chịu trách nhiệm khiến chúng ta có cảm xúc thăng hoa.. Khi chúng ta khơi dậy được cảm xúc của bản thân, hồi hải mã sẽ bị đánh lừa. Nó không phân biệt được đâu là việc liên quan đến sinh tử, sống còn, đâu là việc khởi dậy cảm xúc. Và đều có khả năng sàng lọc cho vào bộ nhớ sâu. . Bạn thử nhớ mà xem, những khoảnh khắc xúc động trong cuộc đời bạn sẽ khó mà quên được.

Những kỷ niệm đẹp về mối tính đầu, lần đầu tiên chia tay người yêu. Lần đầu rời xa gia đình, khi bố mẹ tiễn bạn ra sân ga, hay lần đầu bạn đánh nhau với đứa trẻ hàng xóm và bị nó đánh rồi khóc nhè.. Bất cứ khi nào bạn có những cảm xúc thăng trầm, mạnh mẽ, thì ký ức sẽ có xu hướng đi sâu vào bộ nhớ dài hạn của bạn. Nguyên nhân là do các tế bào xung quanh hồi hải mã đã được tổ chức và hoạt động. . Tác giả nói rằng nếu bạn ghi nhớ điều gì mà không có bất kỳ cảm xúc bào, thì rất có thể bạn sẽ không ghi nhớ được nó.. Nhưng nếu bạn tự thêm một số cảm xúc, đó có thể là một tưởng tượng vào những gì bạn đang cố nhớ, bạn sẽ ngay lập tức nhớ được. . Trận Bạch Đằng vào năm nào?. Nếu chỉ học Trận Bạch Đằng vào năm 938, thì quả thực là một con số mờ nhạt. . Nhưng tác giả cho biết, bạn hãy hình dung bản thân vào những câu chuyện đằng sau đó..

Hãy cảm nhận những gì Ngô Quyền phải gánh chịu lúc bấy giờ Sự bất bình đó, sự tức giận đó, ách thống trị Bắc thuộc đó. Sẽ ra sao khi chúng ta sống vào thời bấy giờ, đất nước chúng ta không có độc lập Chúng ta bị phụ thuộc, bị áp chế, bị tước đi nhiều nhân quyền. Để cuối cùng với “mưu giỏi và đánh cũng giỏi” chúng ta đã chiến thắng đại quân Nam Hán Chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam. Cảm xúc vỡ òa trong chiến thắng oanh liệt đó là như nào? Hãy tự tưởng tượng và cảm nhận. Hãy nhớ cuộc chiến này là 1 trong những chiến thắng vĩ đại nhất của Việt Nam vào năm 938.

Điều đáng kinh ngạc là khi mình tự nói đoạn này, tự tưởng tượng thì con số 938 đã khắc sâu trong tâm trí mình.. Tác giả cũng rất thú vị mà nói rằng, bạn không cần phải khóc khi kể lại lịch sử. Điều này sẽ khá là ngốc nghếch. Nhưng bạn có thể tưởng tượng ra cảnh đó, đặt mình vào vị thế trong nhân vật lịch sử ấy.. Sau đấy, các tế bào thần kinh xung quanh hạch hạnh nhân có thể đánh giá rằng, cảm xúc mạnh mẽ này liên quan đến sự sống còn. Và nó sẽ lưu giữ thông tin của cảm xúc này vào vùng trí nhớ dài hạn. . Đây chính là 1 thủ thuật nhớ lâu vô cùng hữu ích. . Rồi cuối cùng, mình muốn bổ sung thêm 1 điều vô cùng quan trọng khác đó là giấc ngủ. . Hãy nhìn hình sau đây, đây là hiệu quả của hồi hải mã được phục hồi sau khi bạn ngủ đủ giấc . Nhiều người ngủ không đủ hay mất ngủ . Vào ngày thứ 2 thường không nhớ ra điều gì đó, trí nhớ giảm sút, và dễ quên.

Lý do là vì Hồi hãi mã không kịp thời gian để tổng hợp. Nó sẽ phán đoán vội nhiều thứ là không quan trọng và sẽ vứt qua 1 bên. Khi bạn ngủ, toàn thân vai, lưng, chân tay v.v đều nghỉ ngơi. Nhưng não người lại vô cùng đặc biệt, nó không cần nghỉ.. Não người vô cùng đặc biệt. Nó không cần nghỉ bạn ạ!. Khi bạn ngủ, hồi hãi mã vẫn đang làm việc, nó sẽ sắp xếp và sàng lọc thông tin ngày hôm đó học được. . Nên có 3 điều bạn cần ghi nhớ về giấc ngủ vo cùng quan trọng.. Một làm, ngoài lúc đói, thì trước khi ngủ cũng là thời gian lý tưởng để chúng ta học thuộc cái gì đó.. Hai là, đừng sợ mất ngủ, đừng quá căng thẳng khi không ngủ được. . Bởi vì phần lớn sự mệt mỏi của mất ngủ vào ngày hôm sau đến từ sự căng thẳng của bạn, chứ không phải là do không ngủ được. . Ngoài ra, nhiều người cũng sai lầm. Khi mất ngủ là nghe nhạc, xem điện thoại, nghe podcast.

Thực chất, khi không thể ngủ được, bạn chỉ cần nhắm mắt và nằm yên ở đó. Điều này cũng có tác dụng tương tự như một giấc ngủ Đừng lo lắng, đừng đưa nhiều thông tin vào não bộ. Nó sẽ khiến não thêm gánh nặng. Và hồi hải mã sẽ không có đủ thời gian để xử lý sàng lọc. Và cuối cùng, thứ ba, hãy ngủ đủ giấc. Tóm lại, chúng ta hãy tổ chức lại toàn bộ nhịp học của mình. Biết cách sắp xếp thời gian là phương pháp thân thiện và khoa học nhất cho bộ não của chúng ta phát huy tối đa khả năng của nó. Dưới đây là một thời gian biểu mà tác giả lập ra cho các bạn học sinh, bạn có thể tham khảo nhé. Rồi trên đây là nội dung hôm nay mình muốn chia sẻ thông qua cuốn sách lý thú này. Mong rằng các kiến thức ngày hôm nay sẽ hữu ích với các bạn.

https://youtu.be/IoghpKkegEIMuốn nhớ lâu nhớ sâu, không thể thiếu 4 phương pháp này – Sách Exam Brain Science

Bạn có khi nào phát bực vì chính bạn hay con cái, hoặc học trò của mình cứ học trước quên sau không? Tại sao nhiều người trong chúng ta không thể nhớ lâu những